-->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Cầu lông Lịch thi đấu cầu lông

Vì sao Thùy Linh, Đức Phát không dự giải cầu lông Phần Lan Mở rộng 2024?

Thứ ba, 08/10/2024 11:44 (GMT+7)

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh sẽ không dự Phần Lan Mở rộng 2024, giải đấu cô từng lọt vào đến vòng tứ kết hồi năm 2023. Trong khi đó, Lê Đức Phát đã đăng ký dự giải, sau đó rút lui vào phút chót.

Trong tuần thứ 2 của tháng 10, giải cầu lông quốc tế Phần Lan Mở rộng 2024 (Super 500) sẽ chính thức diễn ra. Trong năm 2023, giải đấu này từng chứng kiến tay vợt Nguyễn Thùy Linh thi đấu xuất sắc, và lọt vào tới vòng tứ kết. Nhưng năm nay, Thùy Linh sẽ không tham dự.

Vì sao Thùy Linh, Đức Phát không dự giải cầu lông Phần Lan Mở rộng 2024? - Ảnh 1
Thùy Linh không dự giải Phần Lan Mở rộng

Tương tự Thùy Linh, tay vợt Lê Đức Phát ban đầu đăng ký dự Phần Lan Mở rộng, nhưng sau đó rút lui. Lý do bởi nếu thi đấu quốc tế vào thời điểm đó, họ sẽ không thể tập trung cho đấu trường trong nước. Bởi vào tuần tới, Giải Cầu lông Các cây vợt xuất sắc toàn quốc 2024 sẽ diễn ra.

Giải Cầu lông Các cây vợt xuất sắc toàn quốc được tổ chức thường niên, là 1 trong 2 giải quốc nội quan trọng nhất của cầu lông Việt Nam. Vì thế, thành tích giải đấu này ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu đăng ký của các đoàn, cũng như đãi ngộ VĐV được nhận trong năm tiếp theo.

Vì lý do đó, các tay vợt Việt Nam cần hoàn thành nghĩa vụ với đơn vị chủ quản, bằng việc thi đấu "xanh chín" tại Giải Cầu lông Các cây vợt xuất sắc toàn quốc 2024. Sau đó, họ mới có thể tiếp tục hướng đến hành trình tại các giải cầu lông quốc tế trong khoảng thời gian còn lại.

Trong trường hợp của tay vợt Lê Đức Phát, anh chỉ tiếp tục thi đấu quốc tế từ giải Hà Lan Mở rộng (23-26/10). Sau đó, tay vợt này sẽ tiếp tục tranh tài tại Hylo Open (Đức, Super 300, từ 29/10-3/11) và Korea Masters (Super 300, 5-10/11). Nguyễn Hải Đăng dự North Harbour International (New Zealand, 23-26/10), sau đó là Indonesia Masters II (Super 100, 29/10-3/11) và Korea Masters.

Với tay vợt Nguyễn Thùy Linh, cô hiện vẫn có tên trong danh sách đăng ký sơ bộ dự giải Đan Mạch Mở rộng (Super 750). Tuy nhiên, Đan Mạch Mở rộng lại diễn ra trùng với thời điểm Giải Cầu lông Các cây vợt xuất sắc toàn quốc 2024 khởi tranh. Vì thế, Thùy Linh chỉ có thể chọn 1 trong 2 giải để tham gia tranh tài trong thời điểm này, nhưng hiện vẫn chưa rõ Thùy Linh chọn tham dự giải nào.

Vì sao Thùy Linh, Đức Phát không dự giải cầu lông Phần Lan Mở rộng 2024? - Ảnh 2
Đức Phát chưa trở lại các giải quốc tế - Ảnh Liên đoàn Cầu lông Việt Nam

Việc các tay vợt Việt Nam phải ưu tiên thi đấu giải trong nước thay vì giải quốc tế, là điều bình thường. Bởi như đã nói ở trên, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu, thành tích chung của đơn vị chủ quản. Qua đó, mức đầu tư cho bộ môn (và bản thân chính VĐV) trong năm tiếp theo cũng trực tiếp bị ảnh hưởng.

Một trong những người hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của những giải đấu quốc nội là tay vợt Lê Đức Phát. Trong giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024, Đức Phát đã phải dồn sức tích điểm tại các giải quốc tế nhằm hướng đến tấm vé tham dự Olympic. Hệ quả là điểm số, cũng như thứ hạng quốc gia của Đức Phát rơi tự do, và có thời điểm anh tham dự giải quốc nội mà không được xếp hạt giống nhóm đầu.

Nhìn rộng ra các quốc gia khác, việc các tay vợt phải ưu tiên giải quốc nội hơn quốc tế không phải chuyện chỉ Việt Nam mới có. Nhật Bản là một trong những ví dụ điển hình nhất. Nhiều tay vợt Nhật Bản đã phải tạm gác lại lịch thi đấu quốc tế để thi đấu trong nước. Ngoài ra, với những giải đấu quốc tế không nằm sẵn trong lịch thi đấu của đội tuyển, các tay vợt Nhật Bản phải tự túc toàn bộ kinh phí.

Trong năm 2024, năm có Olympic diễn ra, cầu lông Nhật Bản đã bất ngờ bị cắt giảm 40% ngân sách thi đấu quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa, các tay vợt Nhật Bản sẽ phải tự túc nhiều hơn trong thời gian tới, thay vì được Liên đoàn Cầu lông quốc gia, cũng như đội tuyển bao tiêu như trước.

Đây là hệ quả được báo trước, bởi cầu lông Nhật Bản từng được đầu tư rất mạnh sau khi có HCB Olympic London và HCV Olympic Rio. Nhưng ở 2 kỳ Thế vận hội gần nhất, cầu lông Nhật Bản chỉ có thêm 3 HCĐ. Tại kỳ Olympic Tokyo, Nhật Bản từng kỳ vọng lọt vào chung kết nhiều hơn 1 nội dung ở môn cầu lông, nhưng họ chỉ có đúng 1 HCĐ đôi nam nữ.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá