-->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Esports Valorant

VALORANT: 5 điểm nhấn của VCT: SEA Stage 3 Challengers play-off

Thứ tư, 25/08/2021 17:11 (GMT+7)

Bên cạnh Bren Esports và Paper Rex, những cái tên khác như Team Big BAAM, Alter Ego hay FULL SENSE cũng đã để lại dấu ấn vô cùng đậm nét tại SEA play-off năm nay.

1. Sự tiến bộ của các đại diện Việt Nam

So với màn trình diễn có phần bạc nhược của FearUS và Cerberus Esports ở Stage 2, cả Ego, Team Big BAAM và chính Cerberus Esports đã thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác ở Stage 3 lần này. Sự tự tin, bản lĩnh dày dặn đã được các đội tuyển Việt Nam thể hiện, đặc biệt là BAAM. Thậm chí, đoàn quân của HLV shouta còn dẫn đầu bảng C, qua đó loại luôn nhà đương kim vô địch X10 Esports.

VALORANT: 5 điểm nhấn của VCT: SEA Stage 3 Challengers play-off - Ảnh 1
BAAM chơi rất ấn tượng dù mới chỉ có lần đầu góp mặt ở đấu trường khu vực. 

Bước vào trận đấu đầu tiên tại nhánh thắng, BAAM đã thi đấu ngang cơ và 2 lần liên tiếp buộc tân vương Bren Esports phải bước vào loạt Over-Time. Trận đấu giữa BAAM và BRN cũng được các chuyên gia bình chọn là trận đấu hấp dẫn nhất SEA play-off năm nay. Còn với CES, sự tỏa sáng của những Kishi hay DaiCaLem sẽ là tiền đề quan trọng để CES vươn mình ở các giải đấu sắp tới.

2. Tính cạnh tranh được nâng cao

So với Stage 3, SEA play-off năm nay diễn ra vô cùng kịch tính và thể thức thi đấu cũng khác hoàn toàn. Theo đó, có tới 16 đội tuyển đến từ 7 khu vực hàng đầu Đông Nam Á tham gia tranh tài từ vòng bảng và có 2 đại diện Việt Nam được đi tiếp đó là CES cùng BAAM. Việc nâng số đội tham dự của ban tổ chức đã thổi luồng gió mới vào SEA play-off.

VALORANT: 5 điểm nhấn của VCT: SEA Stage 3 Challengers play-off - Ảnh 2
Việc có nhiều đội tuyển tham dự đã thúc đẩy tính cạnh tranh của SEA play-off. 

Cụ thể, các đội tuyển sẽ được cọ xát nhiều hơn, đồng thời có nhiều cơ hội sửa sai hơn so với khi phải thi đấu theo thể thức nhánh thắng - nhánh thua. Mặt khác, hàng loạt bất ngờ đã xuất hiện, điển hình là kịch bản X10 Esports bị loại ngay từ vòng bảng hay đại diện số 1 của khu vực Indonesia đó là ONIC Esports cũng sớm khăn gói chia tay giải đấu.

3. Sự thăng hoa của những tay súng đối đầu

Tương tự như Liên Minh Huyền Thoại, Valorant là tựa game chiến thuật bắn súng và cần phải có sự phối hợp vô cùng ăn ý của các thành viên. Từng vị trí thi đấu như hộ vệ, khởi tranh, kiểm soát hay đối đầu đều phải phát huy tối đa vai trò của mình nếu muốn giúp đội giành chiến thắng. Thế nhưng, SEA play-off năm nay lại mang đậm dấu ấn của những tay súng đối đầu.

VALORANT: 5 điểm nhấn của VCT: SEA Stage 3 Challengers play-off - Ảnh 3
Mới 17 tuổi nhưng f0rsakeN đã thực sự gieo rắc kinh hoàng cho các đối thủ ở giải đấu năm nay. 

Có rất nhiều tuyển thủ chơi ấn tượng với đặc vụ Jett trong tay, đặc biệt là f0rsakeN. Tài năng trẻ sinh năm 2004 đã gồng gánh tập thể Paper Rex ở trận thắng BOOM Esports 2-0. Ngoài ra, 3 cái tên khác cũng chơi hay không kém với Jett đó là JohnOlsen của FULL SENSE, BerseX của Alter Ego và cả DubsteP của Bren Esports, người sẽ cùng với f0rsakeN có dịp thử sức với những siêu sao hàng đầu tại Masters 3 diễn ra ở Berlin, Đức. 

4. Tinh thần Esports cao thượng

Trong trận đấu giữa Alter Ego và Team Big BAAM tại nhánh thua, một sự cố hy hữu đã xảy ra khi AE không thể tiếp tục thi đấu do đường truyền ở Indonesia gặp vấn đề. Cuối cùng, một trong những sự kiện thú vị nhất Valorant Champions Tour 2021 đã xuất hiện. Theo đó, BOOM Esports, một đội tuyển khác của Indonesia chấp nhận cho AE mượn Gaming House.

VALORANT: 5 điểm nhấn của VCT: SEA Stage 3 Challengers play-off - Ảnh 4
Các thành viên BOOM và AE chụp ảnh lưu niệm tại Gaming House của BOOM.

Đáng nói hơn, trước đó AE và BOOM là 2 đội đối đầu nhau ở nhánh thắng và cả 2 đã thực sự từ đối thủ trở thành đồng minh. Ngoài ra, đại diện của Việt Nam là BAAM cũng được cộng đồng Valorant Đông Nam Á lẫn phía Riot Games ca ngợi hết lời. Bởi lẽ, BAAM đã chấp nhận chờ đợi để AE khắc phục vấn đề và cũng thể hiện tinh thần Esports cao thượng trong lần đầu tiên góp mặt ở đấu trường khu vực.

5. Những đặc vụ biến mất khỏi meta

Theo các thống kê từ ban tổ chức SEA play-off, 5 đặc vụ được lựa chọn nhiều nhất ở giải đấu vừa qua là Jett (134 lần chọn, chiếm 80%), Sova (118 lần chọn, chiếm 71%), Killjoy (110 lần chọn, chiếm 67%), Astra (89 lần chọn, chiếm 54%) và Skye (78 lần chọn, chiếm 47%). Không quá khó hiểu khi đó đều là những đặc vụ tạo tầm ảnh hưởng rất lớn trong các trận đấu và gần như phù hợp với mọi bản đồ.

VALORANT: 5 điểm nhấn của VCT: SEA Stage 3 Challengers play-off - Ảnh 6
Thông số nghèo nàn của Yoru lẫn KAY/O và Riot Games có lẽ sẽ sớm vào cuộc để tìm ra giải pháp khắc phục.

Ở chiều hướng ngược lại, Yoru tiếp tục chịu số phận hẩm hiu khi không được chọn bất kỳ lần nào ở giải đấu năm nay, bất chấp việc anh là đặc vụ đối đầu có khả năng tạo đột biến. Ngoài ra, đặc vụ mới KAY/O cũng chỉ được lựa chọn 10 lần, qua đó cho thấy các đội tuyển có lẽ chưa quen với cách vận hành đội hình có chàng robot. Những cái tên còn lại nằm trong danh sách được lựa chọn ít nhất là Brimstone (9 lần), Phoenix (15 lần) và Reyna (21 lần). 

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá