-->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Tiểu Sử Vận động viên

Quách Công Lịch là ai? Tiểu sử, sự nghiệp chàng ‘soái ca’ của Điền kinh Việt Nam

Thứ tư, 12/10/2022 08:50 (GMT+7)

Quách Công Lịch là ai? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp chàng ‘soái ca’ của Điền kinh Việt Nam có gì đặc biệt? Thethao.vn hy vọng giải đáp phần nào những thắc mắc ấy từ quý vị độc giả.

Quách Công Lịch là một trong những trụ cột của đội tuyển điền kinh Việt Nam trong nhiều năm qua. Anh từng chinh phục thành công Huy chương vàng một chặng tại giải Grand Pix châu Á. Quách Công Lịch giành thành tích cao tại các kỳ SEA Games như HCV nội dung 4x400m tiếp sức nam tại SEA Games 30 hay HCV nội dung 400m vượt rào nam tại SEA Games 31 vừa rồi. Sở hữu vẻ ngoài điển trai đầy nam tính, Quách Công Lịch còn được biết đến với biệt danh ‘soái ca’ của điền kinh nước nhà.

Quách Công Lịch là ai? Tiểu sử, sự nghiệp chàng ‘soái ca’ của Điền kinh Việt Nam - Ảnh 2
Quách Công Lịch là một trong những VĐV tiêu biểu của điền kinh Việt Nam những năm gần đây

Vậy Quách Công Lịch là ai, tiểu sử ra sao? Cuộc đời và sự nghiệp chàng ‘soái ca’ của Điền kinh Việt Nam có gì đặc biệt? Hãy cùng Thethao.vn tìm hiểu nhé!

1. Tiểu sử VĐV điền kinh Quách Công Lịch

Quách Công Lịch sinh ngày 27/8/1993 tại huyện Ngọc Lặc, một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Anh là một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp, thường xuyên thi đấu ở nội dung 400m và 400m vượt rào.

Công Lịch sinh ra và lớn lơn trong một gia đình thuần nông. Bố mẹ anh đều là người dân tộc Mường. Em gái anh là Quách Thị Lan - vận động viên từng giành HCV SEA Games, ASIAD cũng như giải vô địch điền kinh châu Á.

Ngay từ nhỏ, Quách Công Lịch đã đam mê điền kinh và sở hữu những tố chất phù hợp với môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động cao này. Những ngày đầu, anh còn luyện tập nội dung nhảy cao song song với chạy.

Quách Công Lịch là ai? Tiểu sử, sự nghiệp chàng ‘soái ca’ của Điền kinh Việt Nam - Ảnh 1
Quách Công Lịch và Quách Thị Lan tại SEA Games 31

Quách Công Lịch bắt đầu tạo dựng tên tuổi từ năm 2012, thời điểm anh giành Huy chương vàng giải Vô địch quốc gia. Kể từ đó tới nay, Công Lịch luôn là trụ cột của đội tuyển điền kinh Việt Nam và mang về không ít vinh quang cho điền kinh nước nhà.

Danh hiệu đáng chú ý nhất trong sự nghiệp của Quách Công Lịch là HCV nội dung 400m nam giải Grand Prix châu Á 2017 chặng 2 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Anh về nhất với thành tích 47 giây 13.

Bên cạnh việc luyện tập và thi đấu, Quách Công Lịch còn học trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. Anh tốt nghiệp loại giỏi và đang theo học cao học. Anh muốn trở thành một huấn luyện viên điền kinh sau khi giải nghệ.

2. Sự nghiệp của ‘soái ca’ Quách Công Lịch

1. Các giải trong nước

Năm 2010, ở tuổi 17, Quách Công Lịch bắt đầu huấn luyện thể lực, kỹ thuật chạy để thi đấu với các trường trung học phổ thông trong tỉnh. Năm 2011, anh tham gia nội dung nhảy cao tại Giải vô địch điền kinh trẻ quốc gia và giành được Huy chương đồng.

Cũng trong năm 2011, Công Lịch lần đầu tham dự giải Vô địch điền kinh quốc gia và giành được HCĐ nội dung 400m nam. Tới giải VĐQG 2012, Quách Công Lịch chinh phục thành công Huy chương vàng nội dung này.

Năm 2016, Quách Công Lịch giành cú hat-trick HCV tại giải điền kinh vô địch quốc gia. Anh về nhất nội dung 400m nam, 400m vượt rào nam và 4x400m tiếp sức nam (đồng đội).

Quách Công Lịch là ai? Tiểu sử, sự nghiệp chàng ‘soái ca’ của Điền kinh Việt Nam - Ảnh 5
Quách Công Lịch nhiều lần vô địch quốc gia nội dung 400m và 400m vượt rào nam

Năm 2019, Công Lịch giành Huy chương vàng nội dung 400m vượt rào nam tại giải điền kinh vô địch quốc gia. Anh cũng bảo vệ thành công danh hiệu này ở các giải VĐQG tiếp theo. Trước khi SEA Games 31 khởi tranh, Công Lịch về nhất nội dung này với thành tích 52 giây 34.

Quách Công Lịch và Quách Thị Lan trở thành nhân tố chủ chốt giúp Đoàn điền kinh Thanh Hóa giành được thành tích cao tại các giải điền kinh VĐQG những năm qua. Riêng tại giải VĐQG 2020, Công Lịch và Quách Thị Lan trở thành cặp anh em ruột đầu tiên trong lịch sử giành HCV ở một nội dung tiếp sức hỗn hợp.

Nhìn chung, trong khoảng 1 thập kỷ vừa qua, Quách Công Lịch không có đối thủ ở 2 nội dung sở trường: 400m và 400m vượt rào nam. Đối thủ lớn nhất của Công Lịch chỉ là bản thân cùng những ca chấn thương.

2.2 Sự nghiệp quốc tế

Quách Công Lịch sớm thi đấu quốc tế và giành được những thành tích cao qua đó mang vinh quang về cho điền kinh nước nhà.

Năm 2013, anh tham gia giải vô địch điền kinh Malaysia ở cả ba chặng của. Anh giành được 1 huy chương Bạc nội dung 400m nam.

Tới SEA Games 28 (2015) diễn ra tại Singapore, Quách Công Lịch giành cú đúp HCB. Anh về thứ hai ở nội dung 400m và 400m vượt rào. Bên cạnh đó, anh cùng đội tuyển điền kinh Việt Nam giành HCĐ nội dung 4x400m tiếp sức nam.

Quách Công Lịch là ai? Tiểu sử, sự nghiệp chàng ‘soái ca’ của Điền kinh Việt Nam - Ảnh 4
Quách Công Lịch giành HCB nội dung 400m vượt rào nam tại SEA Games 31

2017 là năm đỉnh cao trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của Quách Công Lịch. Tại SEA Games 29 (Malaysia), Công Lịch bảo vệ thành công HCB nội dung 400m, cùng các đồng đội giành HCB nội dung 4x400m nam và HCĐ nội dung 400m vượt rào. Tại giải Grand Prix châu Á, anh giành HCB nội dung 400m nam với thành tích 47 giây 21.

Ở chặng 2, cũng diễn ra tại Chiết Giang (Trung Quốc), Quách Công Lịch xuất sắc về nhất nội dung 400m nam với thành tích 47 giây 13. Đây là Huy chương vàng châu Á đầu tiên mà chàng trai sinh năm 1993 giành được. Tới chặng 3, Công Lịch giành HCB nội dung 400m nam sở trường.

SEA Games 30 tại Philippines chứng kiến Quách Công Lịch lần đầu tiên giành được Huy chương vàng. Anh cùng Lương Văn Thao, Trần Đình Sơn và Trần Nhật Hoàng về nhất nội dung 4x400m tiếp sức nam. Ngoài ra, Công Lịch còn giành HCĐ cá nhân nội dung 400m vượt rào.

Tại SEA Games 31 vừa rồi, Quách Công Lịch giành được Huy chương Bạc nội dung 400m vượt rào nam. Với Công Lịch, HCB này có ý nghĩa như một HCV bởi anh chỉ thua Eric Cray, vận động viên nhập tịch của Philippines. Eric Cray liên tục thống trị nội dung 400 vượt rào nam kể từ SEA Games 27 (2013) tới nay.

3. MỘT SỐ DANH HIỆU TIÊU BIỂU (tính đến ngày 12/10/2022)

- Nhiều chức vô địch giải điền kinh vô địch quốc gia nội dung 400m, 400m vượt rào.

- Huy chương vàng nội dung 4x400m tiếp sức nam tại SEA Games 19

- Huy chương vàng nội dụng 400m nam Giải Gran Prix châu Á 2017 chặng 2

- Thành tích tốt nhất

200m: 21 giây 67 (2016)

400m: 45 giây 99 (2015)

400m vượt rào: 50 giây 05 (2017)

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá