iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Ánh Nguyệt, Phi Vũ nhập môn bắn cung muộn hơn các đối thủ khác ở Olympic Tokyo 2021 bao lâu?

Thứ năm, 29/07/2021 11:16 (GMT+7)

Ở tuổi đôi mươi, Ánh Nguyệt và Phi Vũ bị đánh giá là non kinh nghiệm hơn khá nhiều nếu so với những đối thủ cùng độ tuổi ở quốc gia hàng đầu ở bộ môn bắn cung trên thế giới.

Olympic Tokyo 2021 là lần đầu tiên bắn cung của Việt Nam có vinh dự được góp mặt tranh tài tại một kỳ Thế vận hội. Với hai tuyển thủ tham dự tuổi đời còn rất trẻ là Đỗ Thị Ánh Nguyệt (sinh năm 2001) và Nguyễn Hoàng Phi Vũ (sinh năm 1999), tương lai của bắn cung Việt Nam đang vô cùng tươi sáng.

>>> Lịch thi đấu bắn cung Việt Nam Olympic Tokyo 2021

Nhưng với xuất phát điểm chậm hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, hai cung thủ của Việt Nam rất khó để có thể nghĩ tới việc cạnh tranh huy chương ở Olympic lần này.

Ánh Nguyệt, Phi Vũ nhập môn bắn cung muộn hơn các đối thủ khác ở Olympic Tokyo 2021 bao lâu? - Ảnh 1
Ánh Nguyệt mới chỉ có 4 năm theo đuổi bắn cung. (Ảnh: Getty)

Nữ cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt thậm chí còn bắt đầu sự nghiệp thể thao của mình ở bộ môn bóng rổ. Phải đến tháng 1 năm 2017, cô gái quê Hưng Yên mới bắt đầu theo đuổi bắn cung nhờ sự thuyết phục của HLV Hoàng Anh, HLV đội trẻ bắn cung Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Phi Vũ thì khác. Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống về thể thao. Ông nội của anh từng là một xạ thủ cừ khôi nên cũng muốn cháu mình nối nghiệp, và Phi Vũ bắt đầu sự nghiệp vận động viên của mình ở tuổi 13.

>>> Link xem trực tiếp Bắn cung Olympic Tokyo 2021 Nguyễn Hoàng Phi Vũ vs Tang Chih-Chun

Khởi đầu sớm là thế, nhưng Phi Vũ vẫn bị coi là nhập môn muộn nếu nhìn qua các cường quốc mạnh ở bộ môn bắn cung. Đơn cử như ở Hàn Quốc, đất nước đang thống trị bắn cung tại Olympic, các cung thủ Hàn bắt đầu tiếp xúc với bộ môn này từ rất sớm. Một số còn bắt đầu từ năm lên ba.

Ánh Nguyệt, Phi Vũ nhập môn bắn cung muộn hơn các đối thủ khác ở Olympic Tokyo 2021 bao lâu? - Ảnh 2
Thần đồng Kim Je Deok của Hàn Quốc tham dự Olympic ở tuổi 17. (Ảnh: Getty)

Tại Hàn Quốc cũng có rất nhiều trường học hoặc học viện đào tạo bắn cung cho những trẻ nhỏ. Vì vậy, ngay từ độ tuổi thiếu nhi, các cung thủ Hàn Quốc đã được dạy những điều cơ bản rất tốt.

Đến năm 20 tuổi, họ đều đã là những vận động viên chuyên nghiệp có trên 10 năm kinh nghiệp chinh chiến và đã gặt hái được thành công ở đấu trường quốc tế.

Nhìn lại hai cung thủ của chúng ta: Ánh Nguyệt mới chỉ tiếp xúc với bộ môn này được 4 năm, với Phi Vũ là 9 năm trong đó anh dành vài năm đầu ở môn bắn súng. Vậy mới thấy, việc Ánh Nguyệt và Phi Vũ không đạt được kết quả cao ở Olympic Tokyo 2021 là hoàn toàn dễ hiểu.